truyen dai tap, truyen nguoi lon, tieu thuyet tinh yeu, truyen cuoi, truyen ma kinh di, truyen kiem hiep, truyen ngan

Việt Phủ Thành Chương

Thành Chương là một họa sĩ danh tiếng hàng đầu của hội họa Việt Nam đương đại. Bắt đầu sự nghiệp từ rất sớm, sau hơn nửa thế kỉ sáng tạo và cống hiến cho mỹ thuật Việt Nam, ông đã cho ra đời một khối lượng lớn tác phẩm mỹ thuật. Đó là các bức tượng, ký họa chiến tranh,  tranh sơn dầu, tranh sơn mài v.v... Trong đó gây chấn động là một tác phẩm đặc biệt. Mang tên ông. Một bức tranh đa chiều được làm từ gạch, ngói, vữa, gỗ, từ cây xanh, hồ nước, từ tranh, từ cổ vật . Tác phẩm đó chính là không gian văn hóa Việt mang tên Việt Phủ Thành Chương.

Cùng với thời gian,  công trình tôn vinh văn hóa Việt của ông đã trở thành một danh lam thắng cảnh, niềm tự hào và yêu mến của du khách,  một điểm du lịch văn hóa hết sức nổi tiếng và độc đáo mang tầm quốc tế của Hà Nội, của Việt Nam.

Thăm Hà Nộị, sẽ là thiếu sót thật đáng tiếc nếu không đến Việt Phủ Thành Chương.

Việt Phủ Thành Chương - “Một trong bốn điểm đến văn hóa quan trọng bậc nhất của Hà Nội văn hiến đó là Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Việt Phủ Thành Chương” ( Trích báo The New York Times) .

Họa sĩ Thành Chương

LỊCH SỬ VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG

Năm 2001... Một người đàn ông có dáng vẻ phong trần tìm đến vùng đất này của phía Bắc thành phố Hà Nội – Sóc Sơn. Sóc Sơn là một mảnh đất địa linh nhân kiệt ( Xem Sóc Sơn – đường dã ngoại cuối tuần ...)  nơi phong cảnh núi rừng, hồ nước và đền, chùa rất xinh đẹp, hữu tình, mà sự phát triển đô thị xô bồ đã không chạm đến. Người đàn ông đó chọn một thế đất tốt ( Xem phong thủy nhà Việt...), trên một triền đồi,  và bắt đầu xây dựng ngôi nhà giấc mơ của mình. Người đàn ông ấy chính là nghệ sĩ tạo hình nổi tiếng của Việt Nam –Thành Chương. Người vừa trở về từ Thụy Sỹ, sau chuyến đi mang lại niềm tự hào cho nền hội họa Việt Nam ( Xem Họa sĩ Thành Chương và bức tranh in thành tem của Liên Hợp Quốc năm 2001)

Tháng 8 năm 2001, những gầu đất đá đầu tiên được xúc ủi, đưa mảnh đất đồi trọc khô cằn, vô danh biến thành một “lâu đài Việt” tươi đẹp kì diệu  như trong chuyện cổ tích, thành một  địa danh nổi tiếng toàn quốc. Là nhà kiến trúc, là tổng công trình sư, ông là tác giả duy nhất của công trình này.

Một không khí xây dựng khẩn trương.  Từ nhiều vùng miền khác nhau, nhiều hiệp thợ cùng lúc đến thi công dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông. Thật đáng ngạc nhiên, như có phép mầu, đầu năm 2003, công trình 10 000 m2  đã hoàn tất. Khi đó chỉ chưa có ngôi nhà tranh vách đất và nhà hát rối nước ngoài trời gắn liền với khu ẩm thực. Một tốc độ xây dựng có thể đưa và sách kỉ lục. Kì lạ hơn, phép mầu còn lặp lại cả sau này với việc khởi công xây dựng Tháp Thiên Hương – 2013, công trình tâm linh gần đây nhất của Việt Phủ được xây dựng trong thời gian ngắn chưa từng thấy – 9 ngày.

Việt Phủ Thành Chương trở nên nổi tiếng ngay từ những ngày đầu xây dựng. Du khách khắp nơi thường xuyên kéo đến tham quan bởi sự tò mò, hiếu kỳ, và đặc biệt là bởi qui mô và vẻ đẹp hiện lên mỗi ngày của Việt Phủ. Sự đồn thổi, thực và hư quanh công trình và chủ nhân của nó nhanh chóng lan rộng khắp trong Nam, ngoài Bắc, và cứ như vậy, vì chưa từng có tiền lệ. Ngay cả tên gọi chưa từng có “ Việt Phủ Thành Chương” cũng thu hút sự chú ý và gây tranh luận.  Vài người bảo ông điên,  nhưng nhiều người  khác tin  ông là thiên tài.

Với ông, Việt Phủ Thành Chương là một công trình làm theo nghệ thuật  và quan điểm của riêng ông về cách lưu giữ và bảo vệ di sản văn hóa. Ông đã làm ra nó với một tinh thần độc lập cao nhất, về quan điểm nghệ thuật, cũng như về chi phí đầu tư. Xưa nay đã chứng minh, ở đâu và thời nào cũng vậy, tư tưởng sáng tạo đi trước thời đại của người nghệ sĩ đích thực thường luôn không dễ hiểu ngay  với đại đa số công chúng.

Một bức tranh có thể có bản phác họa. Một công trình kiến trúc cần có bản thiết kế. Nhưng Việt Phủ là một công trình không có bản thảo phác họa, hay bất kỳ một bản thiết kế nào. Đó là sự thực. Cho đến nay, chỉ có một bức ảnh nhỏ, duy nhất do vợ ông chụp, chụp hình ông  vẽ  phác ngôi nhà ngay trên mặt bàn đá nhằm giải thích cho người thợ cả thi công. Cần một cuốn sách để  kể hết về việc xây dựng công trình này của ông.  Chắc chắn đó sẽ là cuốn sách rất thú vị.

Hoàn thành toàn diện và tỏa sáng năm 2009.  Tư tưởng đi trước thời đại của ông  đã  cho ra đời một công trình văn hóa mỹ thuật có ý nghĩa quan trọng, đóng góp lớn lao cho vẻ đẹp văn hiến và sự phát triển văn hóa du lịch của thủ đô Hà Nội.